Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
225197

Xã Vân Sơn tổ chức hội nghị triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch tả Lợn Châu phi

Ngày 09/05/2020 00:00:00

Trước tình hình bệnh Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn xã bùng phát trở lại, sáng ngày 16/9/2019, UBND xã tổ chức hội nghị triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi, tham dự hội nghị có các đ/c Cán bộ, công chức, MTTQ, các đoàn thể chính trị xã hội, cán bộ không chuyên trách và bí thư, thôn trưởng các thôn, đ/c Lê Bá Thành CT UBND xã chủ trì hội nghị, dự chỉ đạo hội nghị có đ/c Lê Kim Minh bí thư Đảng ủy, CT HĐND và các đ/c trong BTV Đảng ủy.

Hội nghị nghe đ/c Lê Bá Thành CTUBND xã báo cáo tình hình dịch tả lợn Châu phi và công tác phòng chống dịch trên địa bàn xã trong thời gian qua, trong thời qua mặc dù xã đã triển khai nhiều các biện pháp phòng chống dịch như tuyên truyền để người dân nắm bắt diễn biến tình hình dịch tả lợn châu phi, hướng dẫn các biện biện pháp phòng, chống dịch, tăng  cường kiểm soát giết mổ, quản lý các hoạt động buôn bán thịt lợn và các sản phẩm từ lợn ra vào địa bàn xã, thành lập các tổ tiêu hủy, tổ tiêu độc, khử trùng xử lý các ổ dịch, tuy nhiên  tình hình dịch tả lợn châu phi vẫn có chiều hướng diễn biến phức tạp. Hiện nay trên địa bàn xã số lượng lợn còn rất lớn, để ứng phó với dịch tả lợn Châu phi,  UBND xã triển khai tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm:

1. Các thôn rà soát thống kê toàn bộ các hộ hiện đang chăn nuôi lợn, số lượng lợn trên địa bàn thôn, báo cáo về BCĐ phòng chống dịch của xã để nắm số lượng tổng đàn của toàn xã.

2. Tổ quản lý, kiểm soát giết mổ và buôn bán các sản phẩm từ Lợn, tăng cường kiểm soát các hộ  giết mổ, đóng dấu kiểm dịch mới được bán ra thị trường, sau khi xuất bán phải thực hiện việc tiêu độc, khử trùng nơi giết mổ, kinh doanh. kiểm tra nguồn gốc buôn bán, vận chuyển, lưu thông các sản phẩm từ lợn ra vào địa bàn.

3. Phân công  2 tổ tiêu hủy phụ trách các thôn, chịu trách nhiệm hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện các bước tiêu hủy theo đúng quy định, phun thuốc tiêu độc khử trùng để xử lý môi trường.

Về công tác tiêu hủy:

Vận động nhân dân tiêu hủy chôn lấp tại nhà để khống chế dịch tại chỗ,  không làm phát tán dịch bệnh trong quá trình vận chuyển.

Trường hợp các hộ gia đình chăn nuôi tiêu hủy với số lượng lớn, hoặc không có đất tiêu hủy tại nhà thì gia đình chịu trách nhiệm vận chuyển vào khu vực tiêu hủy tập trung, hộ gia đình phải mua ni lông lót đáy phương tiện vận chuyển, mua túi ni lông buộc kín lợn, khi vận chuyển phải phun thuốc khử trùng và phủ kín bạt hoặc ni lông  để tránh các tiết dịch rơi vãi ra đường làm phát tán dịch bệnh ra môi trường , hộ chăn nuôi  bố trí nhân lực để lấp hố tiêu hủy. Trước khi ra khỏi khu vực tiêu hủy phải vệ sinh sạch sẽ và phun thuốc khử trùng phương tiện vận chuyển để tránh lây dịch ngược trở lại.

4. Đài truyền thanh tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, khuyến cáo các hộ chăn nuôi chưa nên tái đàn trong giai đoạn hiện nay vì dịch bệnh vẫn còn tiểm ẩn trong, ngoài các khu vực chăn nuôi.

5. Về công tác phòng chống dịch

Đối với các hộ chăn nuôi khi lợn chưa bị nhiễm bệnh

- Tiếp tục thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; thường xuyên vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại các chuồng trại, khu chăn nuôi lợn, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, lối đi vào chuồng trại bằng vôi bột, hóa chất trong danh mục cho phép, nước muối hoặc trộn mùn cưa, trấu và dầu hỏa đốt, bồ kết hun khói để tránh vi rút ở nơi khác xâm nhập vào khu chăn nuôi, dùng các biện pháp diệt ruồi, chuột, côn trùng  không cho chúng vào chuồng trại, những người tham gia chăn nuôi hàng ngày vệ sinh cá nhân, hạn chế việc đi lại tiếp xúc với bên ngoài và đặc là không đến những nơi đang có dịch.

- Tăng cường theo dõi, giám sát lâm sàng đối với các đàn lợn; kịp thời phát hiện, cách ly đối với lợn bị bệnh, nghi bị bệnh.

Đối với các hộ chăn nuôi có lợn bị nhiễm bệnh

- Báo cáo kịp thời cho cán bộ thú y và chính quyền khi khi phát hiện lợn có triệu chứng lâm sàng nghi bị nhiễm mầm bệnh.

- Khoanh vùng dịch, vùng đệm, thực hiện ngay các biện pháp xử lý ổ dịch, hàng ngày dùng vôi bột, hóa chất, nước muối xử lý xung quanh khu vực chăn nuôi, nền chuồng trại, máng ăn hoặc trộn mùn cưa, trấu và dầu hỏa đốt, bồ kết hun khói để tránh vi rút phát tán ra môi trường         .

- Không điều trị lợn bệnh, nghi mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Tiêu hủy lợn nhiễm bệnh,  nghi nhiễm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan Thú y .

Đối với các hộ chăn nuôi đã tiêu hủy hết lợn

- Thực hiện biện pháp tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi như các hộ có lợn bị dịch để tránh phát tán mầm bệnh sang các hộ khác và diệt mầm bệnh còn lưu lại chuồng trại để tránh vi rút xâm nhập khi tái đàn sau này.

Hội nghị có 8 ý kiến đóng góp vào các nguyên nhân, hạn chế làm bùng phát dịch bệnh và các giải pháp để phòng chống dịch.

Để làm tốt công tác phòng, chống  dịch tả lợn Châu Phi, đ/c  Lê Kim Minh bí thư Đảng ủy, CT HĐND nhấn mạnh một số nội dung phải thực hiện:

-Thực hiện đồng bộ các hình thức tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các quy định về phòng dịch. Người chăn nuôi không giấu dịch, không mua bán, vận chuyển, không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; Thực hiện tốt việc tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trại.

Trường hợp phải tiêu hủy phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình tiêu hủy theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

 Vận động các hộ chăn nuôi có điều kiện tiêu hủy, chôn lấp tại nhà để khống chế dịch, hạn chế dịch phát tán ra môi trường trong quá trình vận chuyển.

Trường hợp phải chôn lấp tập trung phải tuân thủ nghiêm túc các quy định từ khâu vận chuyển đến chôn lấp tiêu hủy.

 Tăng cường công tác kiểm tra và yêu cầu các hộ giết mổ, buôn bán lợn và các sản phẩm từ lợn phải có đầy đủ các loại hồ sơ kiểm dịch theo quy định.

MTTQ, các đoàn thể theo chức năng nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo, quán triệt công tác phòng chống dịch tả lợn châu phi đến các chi hội, đoàn viên, hội viên của tổ chức mình.

UBND xã tăng cường nhân lực, vật tư để phòng, chống dịch, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hành vi giết mổ, vận chuyển, xử lý gia súc mắc bệnh không đúng quy định.

Đ/c Lê Bá Thành kết luận hội nghị: Trên cơ sở nhiệm vụ triển khai của UBND xã, các ý kiến đóng góp của các đại đại biểu tham dự hội nghị và ý kiến chỉ đạo của đ/c bí thư, yêu cầu tất cả các đ/c cán bộ, công chức theo chức năng nhiệm vụ đã được phân công nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao, các đ/c cán bộ được phân công chỉ đạo ở thôn nào về thôn đó phối hợp với thôn để tổ chức thực hiện việc phòng chống dịch tả lợn Châu phi trong thời điểm hiện nay.

69847239_236371383935498_8949180250936311808_n.jpg

 
 

Xã Vân Sơn tổ chức hội nghị triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch tả Lợn Châu phi

Đăng lúc: 09/05/2020 00:00:00 (GMT+7)

Trước tình hình bệnh Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn xã bùng phát trở lại, sáng ngày 16/9/2019, UBND xã tổ chức hội nghị triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi, tham dự hội nghị có các đ/c Cán bộ, công chức, MTTQ, các đoàn thể chính trị xã hội, cán bộ không chuyên trách và bí thư, thôn trưởng các thôn, đ/c Lê Bá Thành CT UBND xã chủ trì hội nghị, dự chỉ đạo hội nghị có đ/c Lê Kim Minh bí thư Đảng ủy, CT HĐND và các đ/c trong BTV Đảng ủy.

Hội nghị nghe đ/c Lê Bá Thành CTUBND xã báo cáo tình hình dịch tả lợn Châu phi và công tác phòng chống dịch trên địa bàn xã trong thời gian qua, trong thời qua mặc dù xã đã triển khai nhiều các biện pháp phòng chống dịch như tuyên truyền để người dân nắm bắt diễn biến tình hình dịch tả lợn châu phi, hướng dẫn các biện biện pháp phòng, chống dịch, tăng  cường kiểm soát giết mổ, quản lý các hoạt động buôn bán thịt lợn và các sản phẩm từ lợn ra vào địa bàn xã, thành lập các tổ tiêu hủy, tổ tiêu độc, khử trùng xử lý các ổ dịch, tuy nhiên  tình hình dịch tả lợn châu phi vẫn có chiều hướng diễn biến phức tạp. Hiện nay trên địa bàn xã số lượng lợn còn rất lớn, để ứng phó với dịch tả lợn Châu phi,  UBND xã triển khai tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm:

1. Các thôn rà soát thống kê toàn bộ các hộ hiện đang chăn nuôi lợn, số lượng lợn trên địa bàn thôn, báo cáo về BCĐ phòng chống dịch của xã để nắm số lượng tổng đàn của toàn xã.

2. Tổ quản lý, kiểm soát giết mổ và buôn bán các sản phẩm từ Lợn, tăng cường kiểm soát các hộ  giết mổ, đóng dấu kiểm dịch mới được bán ra thị trường, sau khi xuất bán phải thực hiện việc tiêu độc, khử trùng nơi giết mổ, kinh doanh. kiểm tra nguồn gốc buôn bán, vận chuyển, lưu thông các sản phẩm từ lợn ra vào địa bàn.

3. Phân công  2 tổ tiêu hủy phụ trách các thôn, chịu trách nhiệm hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện các bước tiêu hủy theo đúng quy định, phun thuốc tiêu độc khử trùng để xử lý môi trường.

Về công tác tiêu hủy:

Vận động nhân dân tiêu hủy chôn lấp tại nhà để khống chế dịch tại chỗ,  không làm phát tán dịch bệnh trong quá trình vận chuyển.

Trường hợp các hộ gia đình chăn nuôi tiêu hủy với số lượng lớn, hoặc không có đất tiêu hủy tại nhà thì gia đình chịu trách nhiệm vận chuyển vào khu vực tiêu hủy tập trung, hộ gia đình phải mua ni lông lót đáy phương tiện vận chuyển, mua túi ni lông buộc kín lợn, khi vận chuyển phải phun thuốc khử trùng và phủ kín bạt hoặc ni lông  để tránh các tiết dịch rơi vãi ra đường làm phát tán dịch bệnh ra môi trường , hộ chăn nuôi  bố trí nhân lực để lấp hố tiêu hủy. Trước khi ra khỏi khu vực tiêu hủy phải vệ sinh sạch sẽ và phun thuốc khử trùng phương tiện vận chuyển để tránh lây dịch ngược trở lại.

4. Đài truyền thanh tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, khuyến cáo các hộ chăn nuôi chưa nên tái đàn trong giai đoạn hiện nay vì dịch bệnh vẫn còn tiểm ẩn trong, ngoài các khu vực chăn nuôi.

5. Về công tác phòng chống dịch

Đối với các hộ chăn nuôi khi lợn chưa bị nhiễm bệnh

- Tiếp tục thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; thường xuyên vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại các chuồng trại, khu chăn nuôi lợn, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, lối đi vào chuồng trại bằng vôi bột, hóa chất trong danh mục cho phép, nước muối hoặc trộn mùn cưa, trấu và dầu hỏa đốt, bồ kết hun khói để tránh vi rút ở nơi khác xâm nhập vào khu chăn nuôi, dùng các biện pháp diệt ruồi, chuột, côn trùng  không cho chúng vào chuồng trại, những người tham gia chăn nuôi hàng ngày vệ sinh cá nhân, hạn chế việc đi lại tiếp xúc với bên ngoài và đặc là không đến những nơi đang có dịch.

- Tăng cường theo dõi, giám sát lâm sàng đối với các đàn lợn; kịp thời phát hiện, cách ly đối với lợn bị bệnh, nghi bị bệnh.

Đối với các hộ chăn nuôi có lợn bị nhiễm bệnh

- Báo cáo kịp thời cho cán bộ thú y và chính quyền khi khi phát hiện lợn có triệu chứng lâm sàng nghi bị nhiễm mầm bệnh.

- Khoanh vùng dịch, vùng đệm, thực hiện ngay các biện pháp xử lý ổ dịch, hàng ngày dùng vôi bột, hóa chất, nước muối xử lý xung quanh khu vực chăn nuôi, nền chuồng trại, máng ăn hoặc trộn mùn cưa, trấu và dầu hỏa đốt, bồ kết hun khói để tránh vi rút phát tán ra môi trường         .

- Không điều trị lợn bệnh, nghi mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Tiêu hủy lợn nhiễm bệnh,  nghi nhiễm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan Thú y .

Đối với các hộ chăn nuôi đã tiêu hủy hết lợn

- Thực hiện biện pháp tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi như các hộ có lợn bị dịch để tránh phát tán mầm bệnh sang các hộ khác và diệt mầm bệnh còn lưu lại chuồng trại để tránh vi rút xâm nhập khi tái đàn sau này.

Hội nghị có 8 ý kiến đóng góp vào các nguyên nhân, hạn chế làm bùng phát dịch bệnh và các giải pháp để phòng chống dịch.

Để làm tốt công tác phòng, chống  dịch tả lợn Châu Phi, đ/c  Lê Kim Minh bí thư Đảng ủy, CT HĐND nhấn mạnh một số nội dung phải thực hiện:

-Thực hiện đồng bộ các hình thức tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các quy định về phòng dịch. Người chăn nuôi không giấu dịch, không mua bán, vận chuyển, không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; Thực hiện tốt việc tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trại.

Trường hợp phải tiêu hủy phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình tiêu hủy theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

 Vận động các hộ chăn nuôi có điều kiện tiêu hủy, chôn lấp tại nhà để khống chế dịch, hạn chế dịch phát tán ra môi trường trong quá trình vận chuyển.

Trường hợp phải chôn lấp tập trung phải tuân thủ nghiêm túc các quy định từ khâu vận chuyển đến chôn lấp tiêu hủy.

 Tăng cường công tác kiểm tra và yêu cầu các hộ giết mổ, buôn bán lợn và các sản phẩm từ lợn phải có đầy đủ các loại hồ sơ kiểm dịch theo quy định.

MTTQ, các đoàn thể theo chức năng nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo, quán triệt công tác phòng chống dịch tả lợn châu phi đến các chi hội, đoàn viên, hội viên của tổ chức mình.

UBND xã tăng cường nhân lực, vật tư để phòng, chống dịch, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hành vi giết mổ, vận chuyển, xử lý gia súc mắc bệnh không đúng quy định.

Đ/c Lê Bá Thành kết luận hội nghị: Trên cơ sở nhiệm vụ triển khai của UBND xã, các ý kiến đóng góp của các đại đại biểu tham dự hội nghị và ý kiến chỉ đạo của đ/c bí thư, yêu cầu tất cả các đ/c cán bộ, công chức theo chức năng nhiệm vụ đã được phân công nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao, các đ/c cán bộ được phân công chỉ đạo ở thôn nào về thôn đó phối hợp với thôn để tổ chức thực hiện việc phòng chống dịch tả lợn Châu phi trong thời điểm hiện nay.

69847239_236371383935498_8949180250936311808_n.jpg