Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
225197

Tóm tắt lịch sử Di tích Lịch sử - Văn hóa Thờ Bà Triệu Tại xã Vân sơn

Ngày 20/10/2022 14:59:46

           1.  Địa điểm - Vị trí :

Đền thờ Bà Triệu tại làng Vân Cổn, xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn tinh Thanh Hóa nằm ở chân núi Tía . Vì vậy đền có hai tên. Đền Vua Bà còn gọi là đền Tía . (đền vua bà gọi theo chức vị của Bà, còn đền Tía là lấy địa danh để gọi).

- Đền nằm chân núi Tía sát tả ngạn sông nhà Lê (Lê Hoàn) từ thị xã Thanh Hóa đi theo đường Thanh Hóa Quán Giắt . Đến Ngã tư Quán Giắt theo đường tỉnh lộ đi cầu Quan (Nông Cống) khoảng ba cây số gặp con đường rẽ đi phủ Tía (đường lớn ô tô tải trọng 18 tấn đi dễ dàng). Từ đầu đường vượt qua cầu sông nhà Lê gặp bờ đê bên hữu ngạn ( khoảng 5-500m) rẽ tay trái đi thêm 4.500m nữa là đến đền.

2.   Nội dung lịch sử:

Theo truyền thuyết ngôi đền này có từ xa xưa lắm. vì nơi này là tiền đồn cho căn cứ chính chân núi Nưa . (từ đó vào đền tại  khoảng 5 cây số đường chim bay ). Đây có hai đền. Đền dưới chân núi thờ Vua Bà - Bà Triệu. Trên đỉnh núi thờ Triệu Quốc Đạt - Anh Vua Bà. Đền thờ Triệu Quốc Công còn gọi là lầu Đức Ông.

Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (248) là cuộc khởi nghĩa lớn nhất sau khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40-43) cho đến trước cuộc khơi nghĩa Lý Bí (542). Trong suốt 500 năm ấy không biết bao nhiêu xương máu đổ ra để bảo vệ nền văn hóa chủa Dân Tộc. Để mưu giành độc lập tự chủ. Sử sách Trung Hoa đã phải ghi về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đậm nét hơn cả và nhân dân ta cho tới nay cũng chỉ có nhớ có cuộc khởi nghĩa này trong giai đoạn ấy. Nó lớn nhất không vì nó không phải là cuộc khởi nghĩa đơn chiếc trong một vùng nhỏ hẹp mà nó là sự nổi dậy của nhân dân cả một vùng rộng lớn, từ cửu chân cho tới Nhật Nam dưới một ngọn cờ, nó không chỉ cướp được một huyện, giết được một huyện quan hay một thái thú . Nó làm rung chuyển cả một nền đô hộ của giặc Ngô. Việc Lục Dận được cử sang với toàn quyền hành động và 8.000 quan tiếp viện là một bằng cứ.

Nó có một mục tiêu cao cả là giải phóng đất nước và đã có cơ đạt được mục tiêu ấy. Cuộc khởi nghĩa Vua Bà có tính Nhân Dân rất đạm nét. Cho đến lúc đương thời nhân dân theo Bà nổi dậy giết giặc giải phóng đất nước. Khi về cõi vĩnh hằng nhân dân tôn Bà làm Vua Bà và lập đền thờ để ngàn đời hương khói.

Nhân dân lập đền thờ Bà và anh trai của Bà tại núi Tía là để ghi nhận đây là tiền đồn của quân khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Bà.

Núi Tía là vùng phụ cận cùng với đền thờ Vua Bà là một vùng di tích lịch sử và danh thắng.

Núi Tía không cao so với mặt nước biển, chỉ trên dưới 30m , rộng 1km, chiều dài trên dưới 2km , giống như con rùa cất cổ đi về phía Bắc ghé Tây. Đền Tía - Đền chính được đặt trên cổ rùa nhìn thẳng ra vùng đồi Xuân Tiên, đi vòng về phía sau phía tay trái đền có một cái giếng tự nhiên. Nước trong mát - Mùa hè nước ngọt lịm. Nấu nước pha trà thoảng mùi hoa sen. Giếng này bà con gọi là giếng Tiên hay giếng mắt rồng. Dù gặp năm hạn hán nước giếng không bao giờ cạn.
Trên giữa đỉnh núi là đền Đức Ông, theo truyền thuyết đền này mỗi khi Triệu Quốc Đạt tới đây đều nghỉ tại nơi này. Đứng trên đỉnh núi nhìn về phía Tây Nam có một số cồn rộng lớn. Mỗi bãi đất rộng ấy gắn với một di tích . Bãi Voi. Bãi tập trận. Bãi trú quân v.v

Nhìn về phía Tây Nam khoảng 3 cây số là núi Sỏi. Nơi đây các nhà khảo cổ học đã phát hiện dấu vết của làng Việt Cổ.

Hàng năm vào các ngày 16,17,18 tháng 2 âm lịch. Làng Vân Cổn tổ chức hội làng bao giờ cũng phải khiêng kiệu từ chân núi lên đỉnh núi tế. Ý "mời anh" xuống dự lễ hội với Làng.

Trong đền có thần vị, ghi dòng chữ : "Bật chính anh liệt hùng tài tình nhất phu nhân Lê Mại Đại Vương Thần Vị' về thần tích.

Bà là con gái họ Triệu , ở quận cửu chân đời Hán . Tên là Trinh, tự là ẩu (mẹ). Để tỏ lòng tôn kính. Cũng như sau này, cũng như Bố Cái để tôn Đô quân Phừng Hưng vậy. Bà vốn giàu có và thế lực , trung hậu, thích làm việc thiện. Anh là Quốc Đạt nối nghiệp tổ tiên hay giúp mọi người và giao du rộng rãi, làm hùng trưởng một phương. Bà Triệu dáng người xinh đẹp và mạnh khỏe khác thường. Đầu beo, hàm ém , mũi hùm, má rồng, mình cao chín thước, lưng rộng mười vi, vú dài ba thước, tay dài quá gối, ngày đi bộ hai tram dặm, giưởi võ nghệ. Cha mẹ đều mất, ở với anh và chị dâu. Chị dâu chẳng hiền thường lăng mạ tộc đẳng , Bà tức giận bắt chị dâu giết đi, vì thế Quốc Đạt sinh ra không hòa thuận. Bà mới dời ra ở vùng núi Đồ Điền. Cư sinh sống bằng sức lao động của mình, trong hai ba năm mà đất đai nhà cửa rộng rãi. Của cải dư dặt. kẻ ăn người ở ngày càng đông. Người trong quận có kẻ mối lái bà đều không bằng lòng. Bà tính người chính trực, cương quyết táo tợn, hễ khi có điều gì trái ý mà sinh ra việc đánh nhau thì chẳng có ai địch nổi Bà. Cho nên tuổi đã hai mươi, chưa lấy chồng mà kẻ cường bạo không dám xâm phạm.

Khi đó là thời Tam Quốc, cuối Hán. Nước Việt ta nội thuộc chúa Ngô Tôn Quyền. Giữa năm Hoàng Long Xích ô, quan lại trong quận hà khắc , bạo ngược , dân không chịu nổi, nhiều người bỏ trốn đi nới khác , đến ở trang ấp Bồ Điền. Bà đều thu nạp, thành thực nhường nhịn , giao phó công việc . Không ai là không vui vẻ phục tùng . Lập Đảng đến mấy ngàn người. Chiêu nạp nhiều trai tráng khỏe mạnh, nhiều lần luyện tập võ nghệ trong rừng. Khách khứa đầy nhà. Quốc Đạt biết chuyện, mừng mà rằng: "Em gái ta trí khí như thế. Có lẽ rằng sau Bà Trưng lại nảy ra một Bà Trưng Nữa chăng ? Hai anh em ở xa nhau chưa bao lâu thì nay lại tin tức đi lại hòa thuận như xưa. Rồi Quốc Đạt thân đến tận nơi, thử lấy lời mà răn rằng : " Luật pháp nước Ngô nghiêm khắc, em là phận gái chớ nên hào hùng, ngỗ ngược như thế thừ nay đừng nên như vậy nữa". Bà nói :" Người trong nước roi xuống giếng anh không ra tay cứu vớt thì thực là không phải ý của em ". Quốc Đạt hỏi: "Thế thì nên thế nào". Bà trả lời: "Vung gươm ba thước chém cá Kình ở bể đông để cứu dân chúng ra khỏi chỗ chìm đắm. Anh mà lằm được thì em cùng xin đỡ một tay. Sao lại bắt chước người đời cúi đầu khom lưng lằm tỳ thiếp người, ta cam tâm hầu hạ bọn quan lại trong nước hay sao !". Quốc Đạt chưa cho là phải nhưng trong lòng thầm khen Bà có trí lớn . Trước kia thấy bọn quan lại phương bắc sang đều tham lam ngang ngược . Lòng người Nam đều xôn xao. Quốc Đạt ngầm nuôi giáp sỹ. Có trí tự lập, trong tay có bốn người tâm phúc là Vương Thiện, Rãnh Lang, Bao Trọc và Tôn Nhận, đều giởi về cung nỏ, có trí lược. Quốc Đạt bí mật dặn dò chiêu mộ vây cánh, giao kết với kẻ hào trưởng trong quận, đợi dịp hành động.

Niên hiệu xích ô thứ 9, mùa xuân tháng giêng. Bọn Vương Thuận, Cảnh Lang xin khởi sự. Quốc Đạt cho rằng người Ngô chưa có chỗ hở để ta có thể nắm lấy mà làm việc. Còn do dự chưa quyết thì Bà tiến thẳng tới trước mà nói to lên rằng: "Tướng nhà Ngô không để ý đến thành trì mà chỉ chuyên lùng của cải châu báu ... chúng coi ta như cỏ rác, không coi ta ra gì. Anh không thấy binh pháp nói rằng: Xuất ở nơi không để ý, đánh ở nơi không phòng bị đó sao ? em xin nhận một đội quân làm tiên phong. Cơ hội này không nên bỏ lỡ . Quốc Đạt sợ tiết lộ bèn kéo cờ nghĩa, lấy danh là cứu dân, chỉ nội nhật một tuần quần chúng kéo đến mấy vạn người . Binh nhà Ngô kéo đến đánh. Quốc Đạt ra lệnh chiếm giữ nơi hiểm yếu, chống cự với giặc mấy ngày liền . Bỗng Quốc Đạt bị bệnh nặng mà mất . Bon Vương Thiện thấy bà có tài bèn lập Bà làm chủ soái. Bà chôn cất anh xong , bèn sắp đặt mọi việc, lắm quyền chỉ huy. Một hôm đại hội các tướng hiệu. Bà ra ngồi trước trướng lệnh rằng: "Ta  nắm quyền tiết chế, mệnh lệnh trong quân, ai tuân lệnh sẽ có thưởng lớn, ai trái lệnh sẽ bị trừng trị nghiêm khắc, các vị tướng hiện mắc lỗi cũng tuân theo quân pháp mà làm". Dưới trướng đáp lại: " Xin vâng" từ đó mối khi ra thao diễn bà vắt vú ra sau lưng , lấy lụa thắt lại, mình mặc áo vàng, chân đi guốc , cưỡi voi trắng, tả hữu cắm hai lưỡi búa lớn, đằng trước có cây cung nặng một trăm thạch, tay dương lên một cách nhẹ nhàng, có vẻ dũng mãnh uy phong lẫm liệt, quân lính tôn là Nhung Kiều Tướng Quân . Có ý khen bà vừa đẹp vừa hùng tráng vậy.

Từ khi nghe Quốc Đạt chết, tướng nhà ngô khinh bà là đàn bà con gái, không đáng sợ, dễ bắt sống như chơi. Kịp khi dàn trận đánh nhau. Bà một mình xông lên trước hãm trận, đi đến đâu chả ai dám chống lại. Các tướng bèn thừa thắng đánh phá. Bọn người ngô mới có ý sợ hãi.

Từ khi Lữ Đại chết đi bọn quan nhà ngô sang cai trị thi nhau tham tàn, quân lính vô kỷ luật, không có nền nếp gì. Bà thừa thắng tiến quân ra Bắc công thành Cửu Châu và 7  ngày lấy được. Rồi tiến binh đánh Giao Châu. Mỗi khi hành quân người ngô trông thấy bà đều gọi là Lệ Hải Bà Vương. Vì quận Cửu Châu có cửa biển Trường Lệ mà xem bà từng làm vua quận Cửu Châu vậy.

Từ đó tiếng tăm của bà lừng lẫy. Bọn nhà ngô khiếp sợ không dám ra đánh. Phải đống cửa thành mà giữ. Bà trù liệu quân cơ . Muốn chiếm cứ lĩnh biển như bà Trưng thuở xưa. Ngô chúa nghe tin nổi giận. Sai Hàng Dương đốc quân đô úy là Lục Dân làm thứ sử Giao Chân kiêm chức Hiệu úy đem quân xuống phía nam. Dân là người đa cả trí dũng, tính ôn hòa, cung kính , mực thước, biết chia sẻ kham khổ cùng quân lính. Lúc mới bước chân vào nước ta, đã lớn tiếng quát:"Đứa con gái nào mà dám như thế ?" và mắng bọn tướng giữ thành trước là hèn nhát và đem trị tội. Dận chỉnh đốn quân ngũ ,  định ngày đánh to. Bà Triệu dẫn quân nghênh chiến ... Một ngày thắng ba trận liền. Quân Lục Dận lui dần. Vừa đánh vừa giữ . Hai bên đánh nhau năm sáu tháng giáp trận hơn 70 lần. Quân Ngô thua to, Tướng sỹ chết ngày càng nhiều, hoảng sợ không biết xoay sở ra sao nữa. Sợ Ngô chúa bắt tội, chúng bèn rút quân vào thành. Bà mang quân bủa vây. Dận nói với các thủ hạ rằng: "Kẻ địch thì mạnh mà ta thì không thể có quân tiếp viện : Bây giờ phải dùng kế mà phá. Không thể lấy sức đánh mà được". Rồi cố thủ trong lũy cao, hào sâu không chịu ra. Bà nhiều lần công phá cũng không lấy được thành' . Lâu ngày quân lính vây thành dần lơi lỏng. Dận thừa cơ sai người ra ngời thành dò xét biết hết thực hư. Số là bà tuy là anh dũng nhưng bản tính thích trong sạch, sợ nhơ bẩn. Tối kỵ là đàn ông trần truồng, hễ thấy là thẹm mà tháo chạy. Còn quân lính khi vào trận cứ nhìn vào chủ soái. Dận biết như vậy, rất mừng triệu tập tướng tá trao mật kế và sai người hạ chiến thư định ngày ra thành cùng bà giao chiến - Quyết phân thắng bại rồi đóng dinh ở ngoài thành . Bà ra lệnh xuất chiến. Bọn Lãnh Lay và Tôn Nhận thẳng thắng can ngăn nói rằng:" Chủ tướng lên ở lại trong soái phủ không nên khinh thường vì lần này bọn giặc có mưu mẹo quỷ quyệt gì đây. Bà không nghe nói:" Ta lại lại bị bọn chúng lừa à" .
Năm thứ II, tháng 2 ngày 24 tờ mờ sáng , quân ta bày trận trước dinh quân ngô . Bà cưỡi ngựa đợi trước dinh quân ngô, không thấy Dận ra, bỗng thấy một trăm tên lính ngô trần trường, lõa lồ, miệng nói lời bẩn thỉu . Ào ào như gió chạy đến. Bà gặp chuyện bất ngờ, lấy làm nhục bất giác mắt nhắm mắt lui giục ngựa tháo chạy. Chủ tướng thấy vậy cũng hạ lệnh lui quân. Trận thế nhốn nháo. Không ai có thể ngăn cản được. Ba quân không đánh mà tự tan rã. Lục Dận dẫn đại quân đánh phá giết chết vô số, đuổi theo mà vây kín lại. Bà ở trong tường vây, tự lượng không thoát được , bèn tự sát  - Lúc ấy bà mới 23 tuổi. Bọn tướng Hiệu, Vương Nhiên, Tôn nhận và hơn ba vạn quân lính đều đầu hàng quân ngô . Bình cửu chân được hơn một tháng thì tật dịch phát ra khắp nơi, quân lính chết nằm chồng chất lên nhau. Dận lo lắm, lập đàn cầu đảo bảy ngày bảy đêm liền mà không giải được. Một đêm Dận nằm mộng thấy bà mặc áo giáp tay cầm mâu, không ngớt lời nguyền rủa mưa kế gian trá của hắn. Tỉnh dậy Dận biết bà giáng tai họa, liền sai người lấy gỗ dẽo gọt 100  áo đỏ mường , bôi màu sắc y như thật rồi đem treo  ở các cửa dinh trại, tật dịch tự nhiên thấy mất. Do đó người ta ngờ rằng việc quỷ thần cũng có thể lễ được, tìm cách lễ tạ. Còn Bắc sử ghi là Bà chết mà thành thần cũng có phần căn cứ vào việc trên này vậy .

Bà khởi nghĩa từ năm Bính Dần, hết năm mậu thìn tất cả là 3 năm. Đến đời tiền Lý Nam Đế vì có công ứng mộng giúp đánh giặc làm ấp nên Vua cho lập đền thờ ở Thượng Son Bồ Điền và sắc phong là Bất Chính Phu Nhân.

Sau đền thờ ở Thượng Son Bồ Điền dân nhớ công ơn Bà, nhiều nơi lập đền thờ, nhất là nơi Bà đã đi qua Hoặc là noi đóng quân trong đó có đền Tía. Trong các triều đại đều có sắc phong. Đền Tía xưa có 36 đạo sắc phong, có nhiều lần được phong " Thượng Đẳng Tối Linh Thần"


3. Đền Tía :

Đền Tía có từ xa xưa lắm, qua thăng trầm, biến cố lịch sử, Dấu tích xưa không còn mấy. Lúc Tranh lá, lúc cung điện nguy nga nhưng bao giờ đền Bà cũng xây dựng theo chữ Cao.

- Hậu cung hai gian dọc

- Chính Tẩm ba gian rộng

- Hai bên hai dãy nhà gọi là dải vũ.

- Hiện vật còn lại : Thánh vị có ghi dòng chữ " BẤT CHÍNH SINH LIỆT HÙNG ..TRÌNH NHẤT PHU NHÂN LÊ MAI ĐẠI VƯƠNG THẦN VỊ"

- Một bát hương thời Lê

 - Một Hương án lâu năm Thành Thái Cảm Niên ./.

                                                                      Tháng    năm 1993

 

      Cán bộ khoa học                                                               Giám đốc bảo tàng Thanh Hóa

 

 

     Nguyễn Văn Hảo                                                                                   Trịnh Ngữ

   

Tóm tắt lịch sử Di tích Lịch sử - Văn hóa Thờ Bà Triệu Tại xã Vân sơn

Đăng lúc: 20/10/2022 14:59:46 (GMT+7)

           1.  Địa điểm - Vị trí :

Đền thờ Bà Triệu tại làng Vân Cổn, xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn tinh Thanh Hóa nằm ở chân núi Tía . Vì vậy đền có hai tên. Đền Vua Bà còn gọi là đền Tía . (đền vua bà gọi theo chức vị của Bà, còn đền Tía là lấy địa danh để gọi).

- Đền nằm chân núi Tía sát tả ngạn sông nhà Lê (Lê Hoàn) từ thị xã Thanh Hóa đi theo đường Thanh Hóa Quán Giắt . Đến Ngã tư Quán Giắt theo đường tỉnh lộ đi cầu Quan (Nông Cống) khoảng ba cây số gặp con đường rẽ đi phủ Tía (đường lớn ô tô tải trọng 18 tấn đi dễ dàng). Từ đầu đường vượt qua cầu sông nhà Lê gặp bờ đê bên hữu ngạn ( khoảng 5-500m) rẽ tay trái đi thêm 4.500m nữa là đến đền.

2.   Nội dung lịch sử:

Theo truyền thuyết ngôi đền này có từ xa xưa lắm. vì nơi này là tiền đồn cho căn cứ chính chân núi Nưa . (từ đó vào đền tại  khoảng 5 cây số đường chim bay ). Đây có hai đền. Đền dưới chân núi thờ Vua Bà - Bà Triệu. Trên đỉnh núi thờ Triệu Quốc Đạt - Anh Vua Bà. Đền thờ Triệu Quốc Công còn gọi là lầu Đức Ông.

Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (248) là cuộc khởi nghĩa lớn nhất sau khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40-43) cho đến trước cuộc khơi nghĩa Lý Bí (542). Trong suốt 500 năm ấy không biết bao nhiêu xương máu đổ ra để bảo vệ nền văn hóa chủa Dân Tộc. Để mưu giành độc lập tự chủ. Sử sách Trung Hoa đã phải ghi về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đậm nét hơn cả và nhân dân ta cho tới nay cũng chỉ có nhớ có cuộc khởi nghĩa này trong giai đoạn ấy. Nó lớn nhất không vì nó không phải là cuộc khởi nghĩa đơn chiếc trong một vùng nhỏ hẹp mà nó là sự nổi dậy của nhân dân cả một vùng rộng lớn, từ cửu chân cho tới Nhật Nam dưới một ngọn cờ, nó không chỉ cướp được một huyện, giết được một huyện quan hay một thái thú . Nó làm rung chuyển cả một nền đô hộ của giặc Ngô. Việc Lục Dận được cử sang với toàn quyền hành động và 8.000 quan tiếp viện là một bằng cứ.

Nó có một mục tiêu cao cả là giải phóng đất nước và đã có cơ đạt được mục tiêu ấy. Cuộc khởi nghĩa Vua Bà có tính Nhân Dân rất đạm nét. Cho đến lúc đương thời nhân dân theo Bà nổi dậy giết giặc giải phóng đất nước. Khi về cõi vĩnh hằng nhân dân tôn Bà làm Vua Bà và lập đền thờ để ngàn đời hương khói.

Nhân dân lập đền thờ Bà và anh trai của Bà tại núi Tía là để ghi nhận đây là tiền đồn của quân khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Bà.

Núi Tía là vùng phụ cận cùng với đền thờ Vua Bà là một vùng di tích lịch sử và danh thắng.

Núi Tía không cao so với mặt nước biển, chỉ trên dưới 30m , rộng 1km, chiều dài trên dưới 2km , giống như con rùa cất cổ đi về phía Bắc ghé Tây. Đền Tía - Đền chính được đặt trên cổ rùa nhìn thẳng ra vùng đồi Xuân Tiên, đi vòng về phía sau phía tay trái đền có một cái giếng tự nhiên. Nước trong mát - Mùa hè nước ngọt lịm. Nấu nước pha trà thoảng mùi hoa sen. Giếng này bà con gọi là giếng Tiên hay giếng mắt rồng. Dù gặp năm hạn hán nước giếng không bao giờ cạn.
Trên giữa đỉnh núi là đền Đức Ông, theo truyền thuyết đền này mỗi khi Triệu Quốc Đạt tới đây đều nghỉ tại nơi này. Đứng trên đỉnh núi nhìn về phía Tây Nam có một số cồn rộng lớn. Mỗi bãi đất rộng ấy gắn với một di tích . Bãi Voi. Bãi tập trận. Bãi trú quân v.v

Nhìn về phía Tây Nam khoảng 3 cây số là núi Sỏi. Nơi đây các nhà khảo cổ học đã phát hiện dấu vết của làng Việt Cổ.

Hàng năm vào các ngày 16,17,18 tháng 2 âm lịch. Làng Vân Cổn tổ chức hội làng bao giờ cũng phải khiêng kiệu từ chân núi lên đỉnh núi tế. Ý "mời anh" xuống dự lễ hội với Làng.

Trong đền có thần vị, ghi dòng chữ : "Bật chính anh liệt hùng tài tình nhất phu nhân Lê Mại Đại Vương Thần Vị' về thần tích.

Bà là con gái họ Triệu , ở quận cửu chân đời Hán . Tên là Trinh, tự là ẩu (mẹ). Để tỏ lòng tôn kính. Cũng như sau này, cũng như Bố Cái để tôn Đô quân Phừng Hưng vậy. Bà vốn giàu có và thế lực , trung hậu, thích làm việc thiện. Anh là Quốc Đạt nối nghiệp tổ tiên hay giúp mọi người và giao du rộng rãi, làm hùng trưởng một phương. Bà Triệu dáng người xinh đẹp và mạnh khỏe khác thường. Đầu beo, hàm ém , mũi hùm, má rồng, mình cao chín thước, lưng rộng mười vi, vú dài ba thước, tay dài quá gối, ngày đi bộ hai tram dặm, giưởi võ nghệ. Cha mẹ đều mất, ở với anh và chị dâu. Chị dâu chẳng hiền thường lăng mạ tộc đẳng , Bà tức giận bắt chị dâu giết đi, vì thế Quốc Đạt sinh ra không hòa thuận. Bà mới dời ra ở vùng núi Đồ Điền. Cư sinh sống bằng sức lao động của mình, trong hai ba năm mà đất đai nhà cửa rộng rãi. Của cải dư dặt. kẻ ăn người ở ngày càng đông. Người trong quận có kẻ mối lái bà đều không bằng lòng. Bà tính người chính trực, cương quyết táo tợn, hễ khi có điều gì trái ý mà sinh ra việc đánh nhau thì chẳng có ai địch nổi Bà. Cho nên tuổi đã hai mươi, chưa lấy chồng mà kẻ cường bạo không dám xâm phạm.

Khi đó là thời Tam Quốc, cuối Hán. Nước Việt ta nội thuộc chúa Ngô Tôn Quyền. Giữa năm Hoàng Long Xích ô, quan lại trong quận hà khắc , bạo ngược , dân không chịu nổi, nhiều người bỏ trốn đi nới khác , đến ở trang ấp Bồ Điền. Bà đều thu nạp, thành thực nhường nhịn , giao phó công việc . Không ai là không vui vẻ phục tùng . Lập Đảng đến mấy ngàn người. Chiêu nạp nhiều trai tráng khỏe mạnh, nhiều lần luyện tập võ nghệ trong rừng. Khách khứa đầy nhà. Quốc Đạt biết chuyện, mừng mà rằng: "Em gái ta trí khí như thế. Có lẽ rằng sau Bà Trưng lại nảy ra một Bà Trưng Nữa chăng ? Hai anh em ở xa nhau chưa bao lâu thì nay lại tin tức đi lại hòa thuận như xưa. Rồi Quốc Đạt thân đến tận nơi, thử lấy lời mà răn rằng : " Luật pháp nước Ngô nghiêm khắc, em là phận gái chớ nên hào hùng, ngỗ ngược như thế thừ nay đừng nên như vậy nữa". Bà nói :" Người trong nước roi xuống giếng anh không ra tay cứu vớt thì thực là không phải ý của em ". Quốc Đạt hỏi: "Thế thì nên thế nào". Bà trả lời: "Vung gươm ba thước chém cá Kình ở bể đông để cứu dân chúng ra khỏi chỗ chìm đắm. Anh mà lằm được thì em cùng xin đỡ một tay. Sao lại bắt chước người đời cúi đầu khom lưng lằm tỳ thiếp người, ta cam tâm hầu hạ bọn quan lại trong nước hay sao !". Quốc Đạt chưa cho là phải nhưng trong lòng thầm khen Bà có trí lớn . Trước kia thấy bọn quan lại phương bắc sang đều tham lam ngang ngược . Lòng người Nam đều xôn xao. Quốc Đạt ngầm nuôi giáp sỹ. Có trí tự lập, trong tay có bốn người tâm phúc là Vương Thiện, Rãnh Lang, Bao Trọc và Tôn Nhận, đều giởi về cung nỏ, có trí lược. Quốc Đạt bí mật dặn dò chiêu mộ vây cánh, giao kết với kẻ hào trưởng trong quận, đợi dịp hành động.

Niên hiệu xích ô thứ 9, mùa xuân tháng giêng. Bọn Vương Thuận, Cảnh Lang xin khởi sự. Quốc Đạt cho rằng người Ngô chưa có chỗ hở để ta có thể nắm lấy mà làm việc. Còn do dự chưa quyết thì Bà tiến thẳng tới trước mà nói to lên rằng: "Tướng nhà Ngô không để ý đến thành trì mà chỉ chuyên lùng của cải châu báu ... chúng coi ta như cỏ rác, không coi ta ra gì. Anh không thấy binh pháp nói rằng: Xuất ở nơi không để ý, đánh ở nơi không phòng bị đó sao ? em xin nhận một đội quân làm tiên phong. Cơ hội này không nên bỏ lỡ . Quốc Đạt sợ tiết lộ bèn kéo cờ nghĩa, lấy danh là cứu dân, chỉ nội nhật một tuần quần chúng kéo đến mấy vạn người . Binh nhà Ngô kéo đến đánh. Quốc Đạt ra lệnh chiếm giữ nơi hiểm yếu, chống cự với giặc mấy ngày liền . Bỗng Quốc Đạt bị bệnh nặng mà mất . Bon Vương Thiện thấy bà có tài bèn lập Bà làm chủ soái. Bà chôn cất anh xong , bèn sắp đặt mọi việc, lắm quyền chỉ huy. Một hôm đại hội các tướng hiệu. Bà ra ngồi trước trướng lệnh rằng: "Ta  nắm quyền tiết chế, mệnh lệnh trong quân, ai tuân lệnh sẽ có thưởng lớn, ai trái lệnh sẽ bị trừng trị nghiêm khắc, các vị tướng hiện mắc lỗi cũng tuân theo quân pháp mà làm". Dưới trướng đáp lại: " Xin vâng" từ đó mối khi ra thao diễn bà vắt vú ra sau lưng , lấy lụa thắt lại, mình mặc áo vàng, chân đi guốc , cưỡi voi trắng, tả hữu cắm hai lưỡi búa lớn, đằng trước có cây cung nặng một trăm thạch, tay dương lên một cách nhẹ nhàng, có vẻ dũng mãnh uy phong lẫm liệt, quân lính tôn là Nhung Kiều Tướng Quân . Có ý khen bà vừa đẹp vừa hùng tráng vậy.

Từ khi nghe Quốc Đạt chết, tướng nhà ngô khinh bà là đàn bà con gái, không đáng sợ, dễ bắt sống như chơi. Kịp khi dàn trận đánh nhau. Bà một mình xông lên trước hãm trận, đi đến đâu chả ai dám chống lại. Các tướng bèn thừa thắng đánh phá. Bọn người ngô mới có ý sợ hãi.

Từ khi Lữ Đại chết đi bọn quan nhà ngô sang cai trị thi nhau tham tàn, quân lính vô kỷ luật, không có nền nếp gì. Bà thừa thắng tiến quân ra Bắc công thành Cửu Châu và 7  ngày lấy được. Rồi tiến binh đánh Giao Châu. Mỗi khi hành quân người ngô trông thấy bà đều gọi là Lệ Hải Bà Vương. Vì quận Cửu Châu có cửa biển Trường Lệ mà xem bà từng làm vua quận Cửu Châu vậy.

Từ đó tiếng tăm của bà lừng lẫy. Bọn nhà ngô khiếp sợ không dám ra đánh. Phải đống cửa thành mà giữ. Bà trù liệu quân cơ . Muốn chiếm cứ lĩnh biển như bà Trưng thuở xưa. Ngô chúa nghe tin nổi giận. Sai Hàng Dương đốc quân đô úy là Lục Dân làm thứ sử Giao Chân kiêm chức Hiệu úy đem quân xuống phía nam. Dân là người đa cả trí dũng, tính ôn hòa, cung kính , mực thước, biết chia sẻ kham khổ cùng quân lính. Lúc mới bước chân vào nước ta, đã lớn tiếng quát:"Đứa con gái nào mà dám như thế ?" và mắng bọn tướng giữ thành trước là hèn nhát và đem trị tội. Dận chỉnh đốn quân ngũ ,  định ngày đánh to. Bà Triệu dẫn quân nghênh chiến ... Một ngày thắng ba trận liền. Quân Lục Dận lui dần. Vừa đánh vừa giữ . Hai bên đánh nhau năm sáu tháng giáp trận hơn 70 lần. Quân Ngô thua to, Tướng sỹ chết ngày càng nhiều, hoảng sợ không biết xoay sở ra sao nữa. Sợ Ngô chúa bắt tội, chúng bèn rút quân vào thành. Bà mang quân bủa vây. Dận nói với các thủ hạ rằng: "Kẻ địch thì mạnh mà ta thì không thể có quân tiếp viện : Bây giờ phải dùng kế mà phá. Không thể lấy sức đánh mà được". Rồi cố thủ trong lũy cao, hào sâu không chịu ra. Bà nhiều lần công phá cũng không lấy được thành' . Lâu ngày quân lính vây thành dần lơi lỏng. Dận thừa cơ sai người ra ngời thành dò xét biết hết thực hư. Số là bà tuy là anh dũng nhưng bản tính thích trong sạch, sợ nhơ bẩn. Tối kỵ là đàn ông trần truồng, hễ thấy là thẹm mà tháo chạy. Còn quân lính khi vào trận cứ nhìn vào chủ soái. Dận biết như vậy, rất mừng triệu tập tướng tá trao mật kế và sai người hạ chiến thư định ngày ra thành cùng bà giao chiến - Quyết phân thắng bại rồi đóng dinh ở ngoài thành . Bà ra lệnh xuất chiến. Bọn Lãnh Lay và Tôn Nhận thẳng thắng can ngăn nói rằng:" Chủ tướng lên ở lại trong soái phủ không nên khinh thường vì lần này bọn giặc có mưu mẹo quỷ quyệt gì đây. Bà không nghe nói:" Ta lại lại bị bọn chúng lừa à" .
Năm thứ II, tháng 2 ngày 24 tờ mờ sáng , quân ta bày trận trước dinh quân ngô . Bà cưỡi ngựa đợi trước dinh quân ngô, không thấy Dận ra, bỗng thấy một trăm tên lính ngô trần trường, lõa lồ, miệng nói lời bẩn thỉu . Ào ào như gió chạy đến. Bà gặp chuyện bất ngờ, lấy làm nhục bất giác mắt nhắm mắt lui giục ngựa tháo chạy. Chủ tướng thấy vậy cũng hạ lệnh lui quân. Trận thế nhốn nháo. Không ai có thể ngăn cản được. Ba quân không đánh mà tự tan rã. Lục Dận dẫn đại quân đánh phá giết chết vô số, đuổi theo mà vây kín lại. Bà ở trong tường vây, tự lượng không thoát được , bèn tự sát  - Lúc ấy bà mới 23 tuổi. Bọn tướng Hiệu, Vương Nhiên, Tôn nhận và hơn ba vạn quân lính đều đầu hàng quân ngô . Bình cửu chân được hơn một tháng thì tật dịch phát ra khắp nơi, quân lính chết nằm chồng chất lên nhau. Dận lo lắm, lập đàn cầu đảo bảy ngày bảy đêm liền mà không giải được. Một đêm Dận nằm mộng thấy bà mặc áo giáp tay cầm mâu, không ngớt lời nguyền rủa mưa kế gian trá của hắn. Tỉnh dậy Dận biết bà giáng tai họa, liền sai người lấy gỗ dẽo gọt 100  áo đỏ mường , bôi màu sắc y như thật rồi đem treo  ở các cửa dinh trại, tật dịch tự nhiên thấy mất. Do đó người ta ngờ rằng việc quỷ thần cũng có thể lễ được, tìm cách lễ tạ. Còn Bắc sử ghi là Bà chết mà thành thần cũng có phần căn cứ vào việc trên này vậy .

Bà khởi nghĩa từ năm Bính Dần, hết năm mậu thìn tất cả là 3 năm. Đến đời tiền Lý Nam Đế vì có công ứng mộng giúp đánh giặc làm ấp nên Vua cho lập đền thờ ở Thượng Son Bồ Điền và sắc phong là Bất Chính Phu Nhân.

Sau đền thờ ở Thượng Son Bồ Điền dân nhớ công ơn Bà, nhiều nơi lập đền thờ, nhất là nơi Bà đã đi qua Hoặc là noi đóng quân trong đó có đền Tía. Trong các triều đại đều có sắc phong. Đền Tía xưa có 36 đạo sắc phong, có nhiều lần được phong " Thượng Đẳng Tối Linh Thần"


3. Đền Tía :

Đền Tía có từ xa xưa lắm, qua thăng trầm, biến cố lịch sử, Dấu tích xưa không còn mấy. Lúc Tranh lá, lúc cung điện nguy nga nhưng bao giờ đền Bà cũng xây dựng theo chữ Cao.

- Hậu cung hai gian dọc

- Chính Tẩm ba gian rộng

- Hai bên hai dãy nhà gọi là dải vũ.

- Hiện vật còn lại : Thánh vị có ghi dòng chữ " BẤT CHÍNH SINH LIỆT HÙNG ..TRÌNH NHẤT PHU NHÂN LÊ MAI ĐẠI VƯƠNG THẦN VỊ"

- Một bát hương thời Lê

 - Một Hương án lâu năm Thành Thái Cảm Niên ./.

                                                                      Tháng    năm 1993

 

      Cán bộ khoa học                                                               Giám đốc bảo tàng Thanh Hóa

 

 

     Nguyễn Văn Hảo                                                                                   Trịnh Ngữ