Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
225197

Phòng trừ sâu, bệnh hại lúa giai đoạn trỗ - chắc xanh, chín sáp vụ Chiêm xuân năm 2023 - 2024

Ngày 24/04/2024 16:28:07

Trong thời gian qua thời tiết diễn biến phức tạp, có những ngày nắng nóng gay gắt xen kẽ mưa rào rải rác; độ ẩm không khí cao từ 85-95%, nền nhiệt độ dao động từ 28-37⁰C. Đây là điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển cây lúa cũng như các đối tượng dịch hại phát sinh gây hại.

       Hiện tại cả hai trà lúa ở giai đoạn trỗ – chắc xanh và chín sáp. Để chủ động bảo vệ an toàn cho cây lúa vụ chiêm xuân năm 2023 - 2024, UBND xã Vân Sơn khuyến cáo một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh như sau:

      1. Bệnh khô vằn:

Bệnh phát sinh gây hại trên tất cả các giống lúa, đặc biệt những ruộng lúa cấy dày, bón thừa đạm, lá xanh mướt. Khi kiểm tra phát hiện trên 20% dảnh lúa bị bệnh cần tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc như: Nevo 330EC, Tiptop 250EC, Tilt Super 300EC, Validacin 5%...

tải xuống.jpg

      2. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:

Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn đã xuất hiện và gây hại trên những diện tích cấy dày, bón thừa đạm, bộ lá xanh mướt. Bệnh có khả năng lây lan nhanh đặc biệt là sau những trận mưa rào. Để chủ động phòng trừ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bảo vệ bộ lá đòng đảm bảo năng suất cuối vụ bà con cần thực hiện một số biện pháp sau đây:

- Thăm đồng thường xuyên nhất là sau những cơn mưa, phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời, đặc biệt chú ý những ruộng lúa bón thừa đạm, lá xanh mướt

- Những diện tích lúa bị bạc lá, đốm sọc vi khuẩn cần xử lý như sau:

+ Giữ mực nước trong ruộng từ 3-5 cm.

+ Ngừng bón đạm và các loại thuốc kích thích, phân bón qua lá.

+ Phun bằng các loại thuốc: Kasumin 2SL, Stawiner 20 WP, Antimerso 800WP, Diệt khuẩn 888WP,... phun kép 2 lần, lần 1 cách lần 2 từ 5- 7 ngày bằng các loại thuốc khác với thuốc lần đầu.

pbcl2.jpg

        3. Rầy các loại:

       Qua điều tra đồng ruộng, hiện nay đã xuất hiện rầy nâu và rầy lưng trắng ở một số khu đồng sâu trũng, chủ yếu là rầy tuổi 4, tuổi 5. Bà con thường xuyên thăm đồng, đặc biệt chú ý những ruộng hàng năm thường nhiễm rầy, nếu mật độ 2 từ 1000 con/m2 trở lên thì phun trừ bằng các loại thuốc tiếp xúc như: LK Set-Up 75 WP, RAM SUPER 75WP, Check 555WP,... Ngoài ra còn một số đối tượng dịch hại khác như: sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ,... bà con thường xuyên kiểm tra phát hiện để phòng trừ hiện quả.

cac-loai-ray.png

       Lưu ý: Khi phun thuốc bảo vệ thực vật phải theo nguyên tắc 4 đúng và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

      Trên đây là một số biện pháp phòng trừ dịch hại cho cây lúa giai đoạn trỗ - chắc xanh, chín sáp vụ Chiêm xuân năm 2023 - 2024. Đề nghị các thôn thường xuyên thăm đồng và thông báo, hướng dẫn để bà con nhân dân chăm sóc, bảo vệ cây lúa hiệu quả, đảm bảo năng suất cuối vụ. Đề nghị bà con nhân dân chủ động thăm đồng phát hiện và phòng trừ sớm các loại sâu bệnh để đảm vụ chiêm xuân đạt năng suất cao nhất./.

z2711694207644_e759659c9efc88013297714a6ada5989.jpg

Phòng trừ sâu, bệnh hại lúa giai đoạn trỗ - chắc xanh, chín sáp vụ Chiêm xuân năm 2023 - 2024

Đăng lúc: 24/04/2024 16:28:07 (GMT+7)

Trong thời gian qua thời tiết diễn biến phức tạp, có những ngày nắng nóng gay gắt xen kẽ mưa rào rải rác; độ ẩm không khí cao từ 85-95%, nền nhiệt độ dao động từ 28-37⁰C. Đây là điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển cây lúa cũng như các đối tượng dịch hại phát sinh gây hại.

       Hiện tại cả hai trà lúa ở giai đoạn trỗ – chắc xanh và chín sáp. Để chủ động bảo vệ an toàn cho cây lúa vụ chiêm xuân năm 2023 - 2024, UBND xã Vân Sơn khuyến cáo một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh như sau:

      1. Bệnh khô vằn:

Bệnh phát sinh gây hại trên tất cả các giống lúa, đặc biệt những ruộng lúa cấy dày, bón thừa đạm, lá xanh mướt. Khi kiểm tra phát hiện trên 20% dảnh lúa bị bệnh cần tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc như: Nevo 330EC, Tiptop 250EC, Tilt Super 300EC, Validacin 5%...

tải xuống.jpg

      2. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:

Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn đã xuất hiện và gây hại trên những diện tích cấy dày, bón thừa đạm, bộ lá xanh mướt. Bệnh có khả năng lây lan nhanh đặc biệt là sau những trận mưa rào. Để chủ động phòng trừ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bảo vệ bộ lá đòng đảm bảo năng suất cuối vụ bà con cần thực hiện một số biện pháp sau đây:

- Thăm đồng thường xuyên nhất là sau những cơn mưa, phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời, đặc biệt chú ý những ruộng lúa bón thừa đạm, lá xanh mướt

- Những diện tích lúa bị bạc lá, đốm sọc vi khuẩn cần xử lý như sau:

+ Giữ mực nước trong ruộng từ 3-5 cm.

+ Ngừng bón đạm và các loại thuốc kích thích, phân bón qua lá.

+ Phun bằng các loại thuốc: Kasumin 2SL, Stawiner 20 WP, Antimerso 800WP, Diệt khuẩn 888WP,... phun kép 2 lần, lần 1 cách lần 2 từ 5- 7 ngày bằng các loại thuốc khác với thuốc lần đầu.

pbcl2.jpg

        3. Rầy các loại:

       Qua điều tra đồng ruộng, hiện nay đã xuất hiện rầy nâu và rầy lưng trắng ở một số khu đồng sâu trũng, chủ yếu là rầy tuổi 4, tuổi 5. Bà con thường xuyên thăm đồng, đặc biệt chú ý những ruộng hàng năm thường nhiễm rầy, nếu mật độ 2 từ 1000 con/m2 trở lên thì phun trừ bằng các loại thuốc tiếp xúc như: LK Set-Up 75 WP, RAM SUPER 75WP, Check 555WP,... Ngoài ra còn một số đối tượng dịch hại khác như: sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ,... bà con thường xuyên kiểm tra phát hiện để phòng trừ hiện quả.

cac-loai-ray.png

       Lưu ý: Khi phun thuốc bảo vệ thực vật phải theo nguyên tắc 4 đúng và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

      Trên đây là một số biện pháp phòng trừ dịch hại cho cây lúa giai đoạn trỗ - chắc xanh, chín sáp vụ Chiêm xuân năm 2023 - 2024. Đề nghị các thôn thường xuyên thăm đồng và thông báo, hướng dẫn để bà con nhân dân chăm sóc, bảo vệ cây lúa hiệu quả, đảm bảo năng suất cuối vụ. Đề nghị bà con nhân dân chủ động thăm đồng phát hiện và phòng trừ sớm các loại sâu bệnh để đảm vụ chiêm xuân đạt năng suất cao nhất./.

z2711694207644_e759659c9efc88013297714a6ada5989.jpg