Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
225197

Phòng ngừa bệnh lao - những điều cần biết

Ngày 26/03/2024 16:53:57

Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm, do vi khuẩn lao gây nên, bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể phổ biến nhất (chiếm 80- 85%) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.

 Bệnh lao lây truyền qua đường hô hấp do người lành hít phải các hạt khí dung có chứa vi khuẩn lao của người mắc lao phổi giai đoạn tiến triển, ho khạc, hắt hơi ra ngoài không khí. Những yếu tố liên quan đến sự lây truyền bệnh lao phụ thuộc số lượng vi khuẩn lao do người bệnh khạc ra và sự thông khí tại khu vực phơi nhiễm; thời gian tiếp xúc của người lành với các hạt khí dung bị nhiễm vi khuẩn lao; mức độ vi khuẩn càng nhiều, thời gian tiếp xúc thường xuyên tiên tục tỷ lệ lây nhiễm càng cao. Vì vậy để dự phòng bệnh lao cần áp dụng các biện pháp nhằm giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn lao và giảm nguy cơ từ nhiễm lao sang bệnh lao. Trong đó việc phát hiện sớm và điều trị khỏi cho người bệnh lao là biện pháp tốt nhất nhằm cắt giảm nguồn lây lao trong cộng đồng

Hiện nay, Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới.

Screenshot (131).png

- Bệnh lao có nhiều thể: Lao phổi, lao hạch bạch huyết, lao màng phổi, lao màng não, lao màng bụng, lao ruột, lao xương khớp, lao hệ sinh dục - tiết niệu. Ngoài thể lao phổi, các thể lao khác ít có nguy cơ truyền bệnh cho người khác. Nhưng trên thực tế trong số người mắc lao thì có 80% người mắc bệnh ở thể lao phổi.

- Các triệu chứng toàn thân chung của bệnh lao là: Ho kéo dài trên 2 tuần, gầy sút cân, sốt nhẹ (thường là sốt nhẹ về chiều hoặc đêm), kèm theo là mệt mỏi, kém ăn, đau tức ngực, khó thở, da xanh,… Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều đường khác nhau, nhưng chủ yếu là đường hô hấp. Thời gian nguy hiểm của người mắc lao là ở giai đoạn đầu từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi được điều trị đặc hiệu theo phác đồ của ngành Y tế và là giai đoạn lây nhiễm cho người xung quanh. Mức độ nguy hiểm của nguồn lây giảm dần khi được điều trị đặc hiệu từ 2 tuần trở lên. Khả năng lây càng mạnh khi có tiếp xúc với nguồn lây trực tiếp thường xuyên, liên tục.

- Công tác phòng bệnh lao đạt hiệu quả cao cần phải chú ý:

+ Phát hiện sớm, điều trị triệt để, đúng nguyên tắc đi đôi với công tác tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi một cách đầy đủ, đúng kỹ thuật và đảm bảo chất lượng.

+ Bị bệnh lao phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh lây lan cho những người trong gia đình và người xung quanh. Bên cạnh đó, bệnh nhân lao không được khạc nhổ bừa bãi, tốt nhất đeo khẩu trang liên tục trong 02 tháng đầu điều trị. Cần phơi chăn, chiếu, vật dụng của bệnh nhân lao ra nắng mỗi ngày;

+ Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở thông thoáng, rèn luyện nâng cao sức khoẻ, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý. Cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh liên quan mật thiết với tình hình bệnh lao. Bệnh lao tăng lên ở những vùng ẩm thấp, không thông thoáng,  người mắc bệnh mãn tính, điều kiện kinh tế thấp kém, đói nghèo, còi xương, suy dinh dưỡng hoặc hiểu biết về bệnh lao quá ít, khó tiếp cận dịch vụ y tế. Cho nên cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt, làm việc và làm trong sạch môi trường sống sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

159587351400795086257796733282980505769233o_17320218.jpg

Để Phòng chống bệnh lao có hiệu quả, mỗi người dân cần nâng cao sự hiểu biết về bệnh Lao. Cần biết các triệu chứng “nghi mắc lao” để tự nguyện đến cơ sở y tế khám khi có các dấu hiệu của bệnh. Qua đó, người dân cũng loại trừ quan niệm sợ bệnh lao, dấu bệnh, gây cản trở cho việc đi khám bệnh của nhân dân. Đối với gia đình có người mắc bệnh lao cần thường xuyên đến các cơ sở y tế để được khám phát hiện, đặc biệt là trẻ em. Hiện nay, tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động và đặc hiệu để phòng bệnh Lao.

Vì sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng, mọi tổ chức và mỗi cá nhân hãy tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống bệnh Lao. Tuyên truyền bằng nhiều hình thức cho cộng đồng biết cách phát hiện và phòng chống bệnh Lao có hiệu quả.
lao.jpg

Phòng ngừa bệnh lao - những điều cần biết

Đăng lúc: 26/03/2024 16:53:57 (GMT+7)

Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm, do vi khuẩn lao gây nên, bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể phổ biến nhất (chiếm 80- 85%) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.

 Bệnh lao lây truyền qua đường hô hấp do người lành hít phải các hạt khí dung có chứa vi khuẩn lao của người mắc lao phổi giai đoạn tiến triển, ho khạc, hắt hơi ra ngoài không khí. Những yếu tố liên quan đến sự lây truyền bệnh lao phụ thuộc số lượng vi khuẩn lao do người bệnh khạc ra và sự thông khí tại khu vực phơi nhiễm; thời gian tiếp xúc của người lành với các hạt khí dung bị nhiễm vi khuẩn lao; mức độ vi khuẩn càng nhiều, thời gian tiếp xúc thường xuyên tiên tục tỷ lệ lây nhiễm càng cao. Vì vậy để dự phòng bệnh lao cần áp dụng các biện pháp nhằm giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn lao và giảm nguy cơ từ nhiễm lao sang bệnh lao. Trong đó việc phát hiện sớm và điều trị khỏi cho người bệnh lao là biện pháp tốt nhất nhằm cắt giảm nguồn lây lao trong cộng đồng

Hiện nay, Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới.

Screenshot (131).png

- Bệnh lao có nhiều thể: Lao phổi, lao hạch bạch huyết, lao màng phổi, lao màng não, lao màng bụng, lao ruột, lao xương khớp, lao hệ sinh dục - tiết niệu. Ngoài thể lao phổi, các thể lao khác ít có nguy cơ truyền bệnh cho người khác. Nhưng trên thực tế trong số người mắc lao thì có 80% người mắc bệnh ở thể lao phổi.

- Các triệu chứng toàn thân chung của bệnh lao là: Ho kéo dài trên 2 tuần, gầy sút cân, sốt nhẹ (thường là sốt nhẹ về chiều hoặc đêm), kèm theo là mệt mỏi, kém ăn, đau tức ngực, khó thở, da xanh,… Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều đường khác nhau, nhưng chủ yếu là đường hô hấp. Thời gian nguy hiểm của người mắc lao là ở giai đoạn đầu từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi được điều trị đặc hiệu theo phác đồ của ngành Y tế và là giai đoạn lây nhiễm cho người xung quanh. Mức độ nguy hiểm của nguồn lây giảm dần khi được điều trị đặc hiệu từ 2 tuần trở lên. Khả năng lây càng mạnh khi có tiếp xúc với nguồn lây trực tiếp thường xuyên, liên tục.

- Công tác phòng bệnh lao đạt hiệu quả cao cần phải chú ý:

+ Phát hiện sớm, điều trị triệt để, đúng nguyên tắc đi đôi với công tác tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi một cách đầy đủ, đúng kỹ thuật và đảm bảo chất lượng.

+ Bị bệnh lao phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh lây lan cho những người trong gia đình và người xung quanh. Bên cạnh đó, bệnh nhân lao không được khạc nhổ bừa bãi, tốt nhất đeo khẩu trang liên tục trong 02 tháng đầu điều trị. Cần phơi chăn, chiếu, vật dụng của bệnh nhân lao ra nắng mỗi ngày;

+ Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở thông thoáng, rèn luyện nâng cao sức khoẻ, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý. Cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh liên quan mật thiết với tình hình bệnh lao. Bệnh lao tăng lên ở những vùng ẩm thấp, không thông thoáng,  người mắc bệnh mãn tính, điều kiện kinh tế thấp kém, đói nghèo, còi xương, suy dinh dưỡng hoặc hiểu biết về bệnh lao quá ít, khó tiếp cận dịch vụ y tế. Cho nên cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt, làm việc và làm trong sạch môi trường sống sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

159587351400795086257796733282980505769233o_17320218.jpg

Để Phòng chống bệnh lao có hiệu quả, mỗi người dân cần nâng cao sự hiểu biết về bệnh Lao. Cần biết các triệu chứng “nghi mắc lao” để tự nguyện đến cơ sở y tế khám khi có các dấu hiệu của bệnh. Qua đó, người dân cũng loại trừ quan niệm sợ bệnh lao, dấu bệnh, gây cản trở cho việc đi khám bệnh của nhân dân. Đối với gia đình có người mắc bệnh lao cần thường xuyên đến các cơ sở y tế để được khám phát hiện, đặc biệt là trẻ em. Hiện nay, tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động và đặc hiệu để phòng bệnh Lao.

Vì sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng, mọi tổ chức và mỗi cá nhân hãy tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống bệnh Lao. Tuyên truyền bằng nhiều hình thức cho cộng đồng biết cách phát hiện và phòng chống bệnh Lao có hiệu quả.
lao.jpg