Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
225197

Những đóng góp của quân và dân Thanh Hóa góp phần vào chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày 25/04/2024 09:35:00

Ngày 7/5/1954 chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Trong chiến dịch “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” ấy, quân và dân Thanh Hóa đã có nhiều đóng góp lớn lao được Bác Hồ khen ngợi: "Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”.

          320240323090510.png
        Giai đoạn cuối cùng và ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), Thanh Hóa lại nổi lên như một điển hình của cả nước với những đóng góp to lớn cho các chiến dịch. Với vai trò là hậu phương lớn, vững chắc cho kháng chiến, chỉ tính từ đầu năm 1951, khi bộ đội ta mở chiến dịch Trung du, cho tới chiến dịch Điện Biên Phủ, riêng Thanh Hóa đã huy động và vận chuyển đáp ứng tới 70% nhu cầu vật chất cần thiết cho các chiến dịch. Tính riêng về lực lượng, Thanh Hóa đã động viên được 56.792 thanh niên tòng quân, bổ sung cho các chiến trường. Mặc dù là địa bàn xa trận địa, đường xá đi lại vô cùng khó khăn, nhưng Thanh Hóa là một trong những hậu phương chủ chốt cung cấp lương thực, thực phẩm cho các chiến dịch. Với nhân dân Thanh Hóa, trong điều kiện đường lên Tây Bắc phải trèo đèo, lội suối, có những đoạn đường còn phải vừa đi, vừa mở mới thì vận chuyển hậu cần là một vấn đề nan giải, nhưng đã được khắc phục bằng mọi giá để cung cấp sức người, sức của đúng như yêu cầu, quyết tâm cùng với cả nước nỗ lực không ngừng phục vụ cho các chiến dịch.

Chiến dịch Điện Biên Phủ thành công có sự đóng góp lớn của hậu phương lớn Thanh Hóa. Số dân công huy động cả ngắn ngày và dài ngày lên tới 178.924 người trong tổng số 262.000 người của toàn chiến dịch (chiếm gần 70%); số lương thực đóng góp là 9.000 tấn trong tổng số 25.200 tấn của cả nước (chiếm gần 40%). Gần 11.000 chiếc xe đạp thồ, 1.126 chiếc thuyền được toàn tỉnh huy động vận chuyển cho chiến dịch. Nhân dân trong tỉnh đã đóng góp 1.300 con bò, 2.000 con lợn, 150 tấn đậu, 450 tấn cá khô, 250.000 quả trứng, 20.000 chai nước mắm, hàng trăm tấn rau, củ quả... phục vụ chiến dịch quyết định này. Để chuẩn bị tốt công tác hậu cần, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Khu ủy Khu IV và Tỉnh ủy Thanh Hóa, toàn bộ lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu từ khắp nơi trong tỉnh được tập trung về kho Cẩm Thủy và kho Lược (Thọ Xuân) để chuyển ra mặt trận. Đáng nói, trong điều kiện khó khăn gian khổ, các tầng lớp nhân dân đã sẵn sàng nhịn đói, ăn củ chuối, khoai lang non, bòn mót rau quả ăn qua bữa để dành lương thực, thực phẩm cho kháng chiến. Tỉnh còn huy động thanh niên xung phong xây dựng hệ thống trạm trên tuyến vận tải tiền phương, sửa chữa cầu đường cho bộ đội và dân công ra tuyến trước. Mặt khác, Thanh Hóa còn là nơi thu nhận và cứu chữa cho hàng nghìn thương, bệnh binh của chiến dịch, là nơi tập trung phần lớn số tù binh Pháp bị bắt tại Điện Biên Phủ.

“Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”. Lời khen ngợi và đánh giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Thanh Hóa sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã phần nào cho thấy vị trí, vai trò và đóng góp lớn của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp.

Bảy mươi hai năm đi qua nhưng kinh nghiệm về việc huy động sức người, sức của phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ luôn được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hóa nói chung và Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Vân Sơn nói riêng  phát huy, vận dụng hiệu quả vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Nổi bật nhất trong thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, nhiều công trình, phần việc ban đầu triển khai gặp rất nhiều khó khăn nhưng cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể từ xã đến thôn luôn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên đã nhận được sự đồng tâm, đồng lòng của toàn dân. Nhờ vậy, đã có nhiều công trình lớn được xây dựng lên từ ý Đảng, lòng dân. Bộ mặt địa phương từng bước được khởi sắc, hiện nay xã Vân Sơn đã đã xây dựng thành xã nông thôn mới kiểu mẫu và đang trong quá trình xây dựng xã thông minh. Trong những năm qua, các lĩnh vực như, văn hóa - xã hội luôn đạt và vượt mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, Quốc phòng – An ninh luôn ổn định tạo đà cho kinh tế phát triển, góp phần nâng cao đời sống cho Nhân dân.

59899665_40466895038.jpg

Untitled1-1494065135.jpg

Những đóng góp của quân và dân Thanh Hóa góp phần vào chiến thắng Điện Biên Phủ

Đăng lúc: 25/04/2024 09:35:00 (GMT+7)

Ngày 7/5/1954 chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Trong chiến dịch “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” ấy, quân và dân Thanh Hóa đã có nhiều đóng góp lớn lao được Bác Hồ khen ngợi: "Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”.

          320240323090510.png
        Giai đoạn cuối cùng và ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), Thanh Hóa lại nổi lên như một điển hình của cả nước với những đóng góp to lớn cho các chiến dịch. Với vai trò là hậu phương lớn, vững chắc cho kháng chiến, chỉ tính từ đầu năm 1951, khi bộ đội ta mở chiến dịch Trung du, cho tới chiến dịch Điện Biên Phủ, riêng Thanh Hóa đã huy động và vận chuyển đáp ứng tới 70% nhu cầu vật chất cần thiết cho các chiến dịch. Tính riêng về lực lượng, Thanh Hóa đã động viên được 56.792 thanh niên tòng quân, bổ sung cho các chiến trường. Mặc dù là địa bàn xa trận địa, đường xá đi lại vô cùng khó khăn, nhưng Thanh Hóa là một trong những hậu phương chủ chốt cung cấp lương thực, thực phẩm cho các chiến dịch. Với nhân dân Thanh Hóa, trong điều kiện đường lên Tây Bắc phải trèo đèo, lội suối, có những đoạn đường còn phải vừa đi, vừa mở mới thì vận chuyển hậu cần là một vấn đề nan giải, nhưng đã được khắc phục bằng mọi giá để cung cấp sức người, sức của đúng như yêu cầu, quyết tâm cùng với cả nước nỗ lực không ngừng phục vụ cho các chiến dịch.

Chiến dịch Điện Biên Phủ thành công có sự đóng góp lớn của hậu phương lớn Thanh Hóa. Số dân công huy động cả ngắn ngày và dài ngày lên tới 178.924 người trong tổng số 262.000 người của toàn chiến dịch (chiếm gần 70%); số lương thực đóng góp là 9.000 tấn trong tổng số 25.200 tấn của cả nước (chiếm gần 40%). Gần 11.000 chiếc xe đạp thồ, 1.126 chiếc thuyền được toàn tỉnh huy động vận chuyển cho chiến dịch. Nhân dân trong tỉnh đã đóng góp 1.300 con bò, 2.000 con lợn, 150 tấn đậu, 450 tấn cá khô, 250.000 quả trứng, 20.000 chai nước mắm, hàng trăm tấn rau, củ quả... phục vụ chiến dịch quyết định này. Để chuẩn bị tốt công tác hậu cần, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Khu ủy Khu IV và Tỉnh ủy Thanh Hóa, toàn bộ lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu từ khắp nơi trong tỉnh được tập trung về kho Cẩm Thủy và kho Lược (Thọ Xuân) để chuyển ra mặt trận. Đáng nói, trong điều kiện khó khăn gian khổ, các tầng lớp nhân dân đã sẵn sàng nhịn đói, ăn củ chuối, khoai lang non, bòn mót rau quả ăn qua bữa để dành lương thực, thực phẩm cho kháng chiến. Tỉnh còn huy động thanh niên xung phong xây dựng hệ thống trạm trên tuyến vận tải tiền phương, sửa chữa cầu đường cho bộ đội và dân công ra tuyến trước. Mặt khác, Thanh Hóa còn là nơi thu nhận và cứu chữa cho hàng nghìn thương, bệnh binh của chiến dịch, là nơi tập trung phần lớn số tù binh Pháp bị bắt tại Điện Biên Phủ.

“Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”. Lời khen ngợi và đánh giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Thanh Hóa sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã phần nào cho thấy vị trí, vai trò và đóng góp lớn của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp.

Bảy mươi hai năm đi qua nhưng kinh nghiệm về việc huy động sức người, sức của phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ luôn được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hóa nói chung và Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Vân Sơn nói riêng  phát huy, vận dụng hiệu quả vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Nổi bật nhất trong thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, nhiều công trình, phần việc ban đầu triển khai gặp rất nhiều khó khăn nhưng cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể từ xã đến thôn luôn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên đã nhận được sự đồng tâm, đồng lòng của toàn dân. Nhờ vậy, đã có nhiều công trình lớn được xây dựng lên từ ý Đảng, lòng dân. Bộ mặt địa phương từng bước được khởi sắc, hiện nay xã Vân Sơn đã đã xây dựng thành xã nông thôn mới kiểu mẫu và đang trong quá trình xây dựng xã thông minh. Trong những năm qua, các lĩnh vực như, văn hóa - xã hội luôn đạt và vượt mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, Quốc phòng – An ninh luôn ổn định tạo đà cho kinh tế phát triển, góp phần nâng cao đời sống cho Nhân dân.

59899665_40466895038.jpg

Untitled1-1494065135.jpg