Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
225197

Hướng dẫn chăm sóc người mắc bệnh tiểu đường

Ngày 24/04/2024 11:10:10

Bệnh bệnh tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa, do nhiều nguyên nhân có đặc điểm đặc trưng là tăng glucosa máu mạn tính với các loại rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat, protein và lipid do khiếm khuyết về Insulin, hoặc cả hai.

Screenshot (168).png
 Bệnh tiểu đường là tăng glucosa máu mạn tính với các loại rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat, protein và lipid do khiếm khuyết về Insulin, hoặc cả hai. Đái tháo đường gây tổn thương, rối loạn chức năng mạn tính ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu. Để hạn chế, kéo dài thời gian mắc bệnh đái tháo đường và làm chậm biến chứng của bệnh thì việc điều trị thuốc, kết hợp chế độ ăn, uống đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, cân bằng đủ cả về số lượng và chất lượng, cùng với luyện tập hơp lý, duy trì cân nặng theo mong muốn, sẽ mang lại kết quả tốt cho điều trị bệnh đái tháo đường. Bài viết sau đây sẽ được Bác sĩ Nguyễn Thị Hậu khoa Kiểm soát bệnh không lây nhiễm và Dinh dưỡng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh giúp chúng ta hiểu hơn về chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh bệnh đái tháo đường, biết được những loại loại thực phẩm nào nên tránh và cần bổ sung cho cơ thể để kiểm soát tốt chỉ số đường máu và hạn chế mắc các biến chứng của bệnh.
nguy-hai-cua-benh-tieu-duong-doi-voi-nguoi-gia.jpg

Cơ thể chúng ta hoạt động cần có mức đường máu nhất định, bình thường đường máu của chúng ta dao động từ 3,3mmol – 5,5mmol hay từ 60 – 100mg/dl, cơ thể thu nhận đường nhờ việc phân hủy và tiêu hóa thức ăn gồm các chất tinh bột, đường, đạm và chất béo. Nồng độ đường trong máu phụ thuộc vào việc cung cấp (qua ăn, uống và khả năng tự tạo đường của gan) và tiêu thụ ( vận động). Duy trì nồng độ đường trong máu bình thường là rất quan trọng đối với cơ thể khỏe mạnh. Nếu chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ làm đường máu tăng cao, làm cơ thể mệt mỏi, trong cơ thể sẽ gây tích tụ nhiều chất cặn bã, ảnh hưởng đến mạch máu. Nếu đường máu hạ quá thấp não sẽ thiếu năng lượng để hoạt động, gây ra cơn hạ đường huyết, phải cấp cứu kịp thời, dễ nguy hiểm đến tính mạng. Đái tháo đường chia ra làm 2 loại chính đó là: typ1 và typ 2.  

Bệnh tiểu đường typ 1: là bệnh tiểu đường lệ thuộc Insulin (hay gặp ở người trẻ tuổi). Đây là một tình trạng rối loạn chuyển hoá, mà nguyên nhân chính là do tế bào beta của tuyến tuỵ không tổng hợp và tiết đủ insulin, lượng insulin lưu hành trong máu rất ít, nên không thể điều hoà được lượng glucose trong máu. Đái tháo đường  typ 1 là một bệnh thể nặng, thường xuất hiện đột ngột, diễn biến cấp tính, hay gặp sau khi nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc, có thể dẫn đến hôn mê.

Bệnh tiểu đường typ2: Khác với bệnh tiểu đường typ 1, bệnh tiểu đường typ 2 không lệ thuộc insulin. Do tụy tiết thiếu Insilin hoặc tiết Insulin kém chất lượng, gặp điều kiện bên ngoài là lối sống ít vận động, ăn nhiều, dẫn đến thừa cân phối hợp làm bệnh phát sinh. Thường xảy ra ở người trưởng thành (trên 40 tuổi), trong một thập kỷ gần đây bệnh có xu hướng trẻ hóa. Bệnh diễn biến âm thầm, kéo dài nhiều năm không có triệu chứng ở giai đoạn đầu. Các triệu chứng lâm sàng của tăng glucose máu như: khát, uống nhiều, tiểu nhiều, sút cân xuất hiện muộn sau nhiều năm khi bệnh không được phát hiện và điều trị. Thường phát hiện một cách ngẫu nhiên, hoặc khi đã nặng có biến chứng như: hôn mê, nhiễm khuẩn, tăng huyết áp, đi khám mắt hoặc xét nghiệm máu định kỳ.

Để chăm sóc người mắc bệnh tiểu đường, cần chú ý các nội dung sau:

1. Kiểm soát bệnh tiểu đường :

Để kiểm soát tốt chỉ số đường máu của người bệnh đái tháo đường, người bệnh phải luôn đảm bảo được 3 yếu tố quan trọng nhất: Chế độ dinh dưỡng cân bằng hợp lý, tuân thủ điều trị và tập luyện tập hợp lý.

Trong ba yếu tố trên, chế độ ăn là vấn đề rất quan trọng trong điều trị đái tháo đường, với mục đích nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, cân bằng đủ cả về số lượng và chất lượng để có thể điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn. Chế dộ dinh dưỡng điều trị cần thiết cá nhân hóa, phụ thuộc thói quen ăn uống, lối sống, điều kiện kinh tế, tình trạng bệnh và mục tiêu điều trị của người bệnh.

2. Các nguyên tắc chung về dinh dưỡng

- Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cân bằng cả về số lượng và chất lượng.

- Không làm tăng đường huyết sau ăn, không làm hạ đường huyết xa bữa ăn.

- Duy trì hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.

- Duy trì cân nặng hợp lý.

- Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như: tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa Lipid máu.

- Không thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng bữa ăn.

- Đảm bảo người bệnh đái tháo đường có đủ sức khỏe để hoạt động và công tác tốt.

3. Khẩu phần ăn, số bữa ăn:

Khẩu phần ăn phải đa dạng, cân đối, hài hòa các thành phần dinh dưỡng: Chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng, không bao giờ bỏ bữa.

- Cần duy trì 3 bữa chính hàng ngày. Bệnh nhân kiểm soát tốt đường huyết, cân nặng. Số bữa ăn, khẩu phần ăn phụ thuộc và thói quen ăn uống, phong tục, tập quán và tình trạng bệnh lý của người bệnh.

- Bữa phụ chỉ nên có ở những bệnh nhân có nguy cơ hạ đường huyết do thuốc: tiêm Insilin, thuốc kích thích tuyến tụy tiết insulin…(sau khi đã điều chỉnh liều thuốc), do bệnh lý gan, thận, người già…

4. Đối với bệnh nhân có biến chứng nặng nên có bữa phụ trước khi đi ngủ:

- Những người luyện tập thể dục thể thao cường độ cao nên có bữa phụ trước khi tập luyện.

- Nên sử dụng các loại hoa quả, các sản phẩm dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường có chỉ số tăng đường huyết thấp.

- Mức năng lượng của bữa phụ chỉ chiếm khoảng 10 -15% của tổng năng lượng của khẩn phần ăn cả ngày.

5. Các thành phần dinh dưỡng, thực phẩm

- Chất xơ

Chất xơ có nhiều trong rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, hoa, quả tươi ít ngọt. Chất xơ có tác dụng kéo dài quá trình tiêu hóa, làm giảm đường huyết sau ăn. Mặt khác chất xơ còn có tác dụng làm đầy dạ dày nên tăng cảm giác no, giảm hấp thu chất béo nên giảm lipid máu.

Người bệnh đái tháo đường cần tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả chín ít ngọt, ngũ cốc nguyên hạt.

Nên ăn mỗi bữa một bát con rau ( 150 -200g/bữa) khi bắt đầu ăn.

 - Ăn giảm muối

Chế độ ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ tăng huyết áp. Do vậy người bệnh nên giảm muối, ăn nhạt, đặc biệt  bệnh nhân có tăng huyết áp.

Hạn chế các loại thực phẩm có nhiều muối trong quá trình bảo quản hoặc chế biến: nước mắm, cà muối, mỳ tôm, bánh mặn, xúc xích, giò chả.

- Hoa quả:

Hoa quả tươi quan trọng cung cấp nhiều vitamin, khoáng và chất xơ.

– Nên sử dụng hoa quả có chỉ số tăng đường huyết thấp: bưởi, táo, quýt, cam, thanh long.

– Hạn chế hoa quả sấy khô, hoa quả có chỉ số đường huyết cao: nhãn, vải, dưa hấu…

– Nên ăn hoa quả tươi dạng múi, miếng, hạn chế vắt nước, xay, dầm…

- Trứng

Lòng đỏ trứng chứa nhiều cholesterol và chất làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch nhưng cũng rất giàu acid amim quý( cơ thể không tự tổng hợp được) do vậy người bệnh vẫn ăn trứng gà, nhưng không nên quá 4 lần/ tuần.

6.Thực phẩm không nên ăn, hạn chế ăn

- Những thức ăn như phủ tạng động vật, thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, thịt nguội, cũng góp phần ảnh hưởng tới sức khỏe.

- Không nên uống rượu, bia, hút thuốc.

- Chỉ nên sử dụng: nước ngọt, nước mía bánh kẹo ngọt cho trường hợp cấp cứu hạ đường huyết.

 Hiểu rõ tầm quan trọng của dinh dưỡng trong điều trị bệnh bệnh tiểu đường và cách chọn lựa thực phẩm phù hợp giúp người bệnh kiểm soát tốt bệnh tiểu đường và giảm được nguy cơ các biến chứng nguy hiểm.
mon_an_chua_benh_tieu_duong_3.png

Hướng dẫn chăm sóc người mắc bệnh tiểu đường

Đăng lúc: 24/04/2024 11:10:10 (GMT+7)

Bệnh bệnh tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa, do nhiều nguyên nhân có đặc điểm đặc trưng là tăng glucosa máu mạn tính với các loại rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat, protein và lipid do khiếm khuyết về Insulin, hoặc cả hai.

Screenshot (168).png
 Bệnh tiểu đường là tăng glucosa máu mạn tính với các loại rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat, protein và lipid do khiếm khuyết về Insulin, hoặc cả hai. Đái tháo đường gây tổn thương, rối loạn chức năng mạn tính ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu. Để hạn chế, kéo dài thời gian mắc bệnh đái tháo đường và làm chậm biến chứng của bệnh thì việc điều trị thuốc, kết hợp chế độ ăn, uống đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, cân bằng đủ cả về số lượng và chất lượng, cùng với luyện tập hơp lý, duy trì cân nặng theo mong muốn, sẽ mang lại kết quả tốt cho điều trị bệnh đái tháo đường. Bài viết sau đây sẽ được Bác sĩ Nguyễn Thị Hậu khoa Kiểm soát bệnh không lây nhiễm và Dinh dưỡng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh giúp chúng ta hiểu hơn về chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh bệnh đái tháo đường, biết được những loại loại thực phẩm nào nên tránh và cần bổ sung cho cơ thể để kiểm soát tốt chỉ số đường máu và hạn chế mắc các biến chứng của bệnh.
nguy-hai-cua-benh-tieu-duong-doi-voi-nguoi-gia.jpg

Cơ thể chúng ta hoạt động cần có mức đường máu nhất định, bình thường đường máu của chúng ta dao động từ 3,3mmol – 5,5mmol hay từ 60 – 100mg/dl, cơ thể thu nhận đường nhờ việc phân hủy và tiêu hóa thức ăn gồm các chất tinh bột, đường, đạm và chất béo. Nồng độ đường trong máu phụ thuộc vào việc cung cấp (qua ăn, uống và khả năng tự tạo đường của gan) và tiêu thụ ( vận động). Duy trì nồng độ đường trong máu bình thường là rất quan trọng đối với cơ thể khỏe mạnh. Nếu chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ làm đường máu tăng cao, làm cơ thể mệt mỏi, trong cơ thể sẽ gây tích tụ nhiều chất cặn bã, ảnh hưởng đến mạch máu. Nếu đường máu hạ quá thấp não sẽ thiếu năng lượng để hoạt động, gây ra cơn hạ đường huyết, phải cấp cứu kịp thời, dễ nguy hiểm đến tính mạng. Đái tháo đường chia ra làm 2 loại chính đó là: typ1 và typ 2.  

Bệnh tiểu đường typ 1: là bệnh tiểu đường lệ thuộc Insulin (hay gặp ở người trẻ tuổi). Đây là một tình trạng rối loạn chuyển hoá, mà nguyên nhân chính là do tế bào beta của tuyến tuỵ không tổng hợp và tiết đủ insulin, lượng insulin lưu hành trong máu rất ít, nên không thể điều hoà được lượng glucose trong máu. Đái tháo đường  typ 1 là một bệnh thể nặng, thường xuất hiện đột ngột, diễn biến cấp tính, hay gặp sau khi nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc, có thể dẫn đến hôn mê.

Bệnh tiểu đường typ2: Khác với bệnh tiểu đường typ 1, bệnh tiểu đường typ 2 không lệ thuộc insulin. Do tụy tiết thiếu Insilin hoặc tiết Insulin kém chất lượng, gặp điều kiện bên ngoài là lối sống ít vận động, ăn nhiều, dẫn đến thừa cân phối hợp làm bệnh phát sinh. Thường xảy ra ở người trưởng thành (trên 40 tuổi), trong một thập kỷ gần đây bệnh có xu hướng trẻ hóa. Bệnh diễn biến âm thầm, kéo dài nhiều năm không có triệu chứng ở giai đoạn đầu. Các triệu chứng lâm sàng của tăng glucose máu như: khát, uống nhiều, tiểu nhiều, sút cân xuất hiện muộn sau nhiều năm khi bệnh không được phát hiện và điều trị. Thường phát hiện một cách ngẫu nhiên, hoặc khi đã nặng có biến chứng như: hôn mê, nhiễm khuẩn, tăng huyết áp, đi khám mắt hoặc xét nghiệm máu định kỳ.

Để chăm sóc người mắc bệnh tiểu đường, cần chú ý các nội dung sau:

1. Kiểm soát bệnh tiểu đường :

Để kiểm soát tốt chỉ số đường máu của người bệnh đái tháo đường, người bệnh phải luôn đảm bảo được 3 yếu tố quan trọng nhất: Chế độ dinh dưỡng cân bằng hợp lý, tuân thủ điều trị và tập luyện tập hợp lý.

Trong ba yếu tố trên, chế độ ăn là vấn đề rất quan trọng trong điều trị đái tháo đường, với mục đích nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, cân bằng đủ cả về số lượng và chất lượng để có thể điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn. Chế dộ dinh dưỡng điều trị cần thiết cá nhân hóa, phụ thuộc thói quen ăn uống, lối sống, điều kiện kinh tế, tình trạng bệnh và mục tiêu điều trị của người bệnh.

2. Các nguyên tắc chung về dinh dưỡng

- Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cân bằng cả về số lượng và chất lượng.

- Không làm tăng đường huyết sau ăn, không làm hạ đường huyết xa bữa ăn.

- Duy trì hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.

- Duy trì cân nặng hợp lý.

- Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như: tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa Lipid máu.

- Không thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng bữa ăn.

- Đảm bảo người bệnh đái tháo đường có đủ sức khỏe để hoạt động và công tác tốt.

3. Khẩu phần ăn, số bữa ăn:

Khẩu phần ăn phải đa dạng, cân đối, hài hòa các thành phần dinh dưỡng: Chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng, không bao giờ bỏ bữa.

- Cần duy trì 3 bữa chính hàng ngày. Bệnh nhân kiểm soát tốt đường huyết, cân nặng. Số bữa ăn, khẩu phần ăn phụ thuộc và thói quen ăn uống, phong tục, tập quán và tình trạng bệnh lý của người bệnh.

- Bữa phụ chỉ nên có ở những bệnh nhân có nguy cơ hạ đường huyết do thuốc: tiêm Insilin, thuốc kích thích tuyến tụy tiết insulin…(sau khi đã điều chỉnh liều thuốc), do bệnh lý gan, thận, người già…

4. Đối với bệnh nhân có biến chứng nặng nên có bữa phụ trước khi đi ngủ:

- Những người luyện tập thể dục thể thao cường độ cao nên có bữa phụ trước khi tập luyện.

- Nên sử dụng các loại hoa quả, các sản phẩm dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường có chỉ số tăng đường huyết thấp.

- Mức năng lượng của bữa phụ chỉ chiếm khoảng 10 -15% của tổng năng lượng của khẩn phần ăn cả ngày.

5. Các thành phần dinh dưỡng, thực phẩm

- Chất xơ

Chất xơ có nhiều trong rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, hoa, quả tươi ít ngọt. Chất xơ có tác dụng kéo dài quá trình tiêu hóa, làm giảm đường huyết sau ăn. Mặt khác chất xơ còn có tác dụng làm đầy dạ dày nên tăng cảm giác no, giảm hấp thu chất béo nên giảm lipid máu.

Người bệnh đái tháo đường cần tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả chín ít ngọt, ngũ cốc nguyên hạt.

Nên ăn mỗi bữa một bát con rau ( 150 -200g/bữa) khi bắt đầu ăn.

 - Ăn giảm muối

Chế độ ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ tăng huyết áp. Do vậy người bệnh nên giảm muối, ăn nhạt, đặc biệt  bệnh nhân có tăng huyết áp.

Hạn chế các loại thực phẩm có nhiều muối trong quá trình bảo quản hoặc chế biến: nước mắm, cà muối, mỳ tôm, bánh mặn, xúc xích, giò chả.

- Hoa quả:

Hoa quả tươi quan trọng cung cấp nhiều vitamin, khoáng và chất xơ.

– Nên sử dụng hoa quả có chỉ số tăng đường huyết thấp: bưởi, táo, quýt, cam, thanh long.

– Hạn chế hoa quả sấy khô, hoa quả có chỉ số đường huyết cao: nhãn, vải, dưa hấu…

– Nên ăn hoa quả tươi dạng múi, miếng, hạn chế vắt nước, xay, dầm…

- Trứng

Lòng đỏ trứng chứa nhiều cholesterol và chất làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch nhưng cũng rất giàu acid amim quý( cơ thể không tự tổng hợp được) do vậy người bệnh vẫn ăn trứng gà, nhưng không nên quá 4 lần/ tuần.

6.Thực phẩm không nên ăn, hạn chế ăn

- Những thức ăn như phủ tạng động vật, thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, thịt nguội, cũng góp phần ảnh hưởng tới sức khỏe.

- Không nên uống rượu, bia, hút thuốc.

- Chỉ nên sử dụng: nước ngọt, nước mía bánh kẹo ngọt cho trường hợp cấp cứu hạ đường huyết.

 Hiểu rõ tầm quan trọng của dinh dưỡng trong điều trị bệnh bệnh tiểu đường và cách chọn lựa thực phẩm phù hợp giúp người bệnh kiểm soát tốt bệnh tiểu đường và giảm được nguy cơ các biến chứng nguy hiểm.
mon_an_chua_benh_tieu_duong_3.png